Cải thiện môi trường – cơ sở để xây dựng nông thôn mới
Xây dựng nông thôn mới là một chủ trương tầm quốc gia với mục đích thay đổi diện mạo nông thôn, đồng thời tăng thu nhập cho nông dân trên cơ sở chuyển đổi cơ cấu lao động. Từ năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình Quốc gia về xây dựng nông thôn mới (XDNTM) giai đoạn 2010 - 2020, theo đó việc xây dựng nông thôn mới được triển khai trên địa bàn các xã trong phạm vi cả nước, nhằm phát triển nông thôn toàn diện trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội...
Sau một thời gian xây dựng, cụm từ “nông thôn mới” không còn xa lạ đối với tất cả người dân Việt Nam từ thị thành đến miền núi, từ biên giới tới hải đảo. Tính tới thời điểm hiện tại, hành trình tiến tới điểm đích “nông thôn mới” đã cận kề với hầu hết các địa phương thực hiện đề án. Trong số các phương diện cần thay đổi, môi trường chính là bộ mặt dễ nhận thấy nhất để đánh giá tiến độ phát triển của chương trình này.
Là một trong ba tỉnh trọng điểm nằm trong chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới nằm trong quyết định số 1620/QĐ-TTg ngày 20/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, Nghệ An nói chung và các huyện nói riêng đang ngày càng cố gắng hoàn thành các mục tiêu nằm trong đề án. Trong đó, việc cải thiện môi trường ở các làng xã chính là điểm trọng yếu làm động lực để phát triển những phương diện tiếp theo.
Không ngoa khi nói rằng “Chương trình nông thôn mới” là lời kêu gọi thành công nhất từ trước tới giờ để bà con tại các điểm dân cư làng xã tích cực xây dựng và bảo vệ môi trường sống xung quanh. Có thể thấy rằng, khi ý thức được nâng cao, các hoạt động môi trường dần đi vào quỹ đạo, rác thải được bà con phân loại và xử lý cẩn thận hơn, đường làng cũng được quét tước và dọn dẹp thường xuyên, sạch sẽ hơn. Không chỉ vậy, các con đường trong làng, liên xã được người dân cẩn thận trồng và chăm sóc các loại hoa, cây cảnh nên cảnh quan môi trường được cải thiện rõ ràng.
Tuy nhiên, để tập kết rác và phân loại, người dân tại đây thường tận dụng các loại bao, bì, thùng xốp hỏng làm “thùng chứa rác”. Điều này mang lại một số điểm bất cập.
Thứ nhất, các công ty môi trường thường thu gom rác mỗi tuần một lần tại các khu dân cư, vì thế rác được chất đống tại các gia đình đã bắt đầu bốc mùi hôi thối.
Thứ hai, các “thùng rác tự chế” còn mang lại nhiều “mối nguy hại” hơn là công dụng của nó. Việc tận dụng các “thùng rác tự chế” không tiêu chuẩn như thùng nhựa, thùng xốp hay bao bì,... có thể bị các loài động vật như gà, chó, chuột,... xâm nhập và bươi bới, gây ô nhiễm lại môi trường xung quanh. Không những thế, rác của gia đình bạn có thể bị ướt do nước mưa khi không được đậy và che chắn cẩn thận, bốc mùi và gây khó chịu cho những người dân sinh sống cạnh đó.
Thứ ba, điều có thể dễ dàng nhận thấy là bên cạnh chức năng về môi trường, thùng rác công nghiệp còn giúp cải thiện “kha khá” cảnh quan nông thôn, làm cho các trục đường, khu dân cư sạch sẽ, thoáng mát và đẹp hơn.
Thứ tư, sử dụng thùng rác công nghiệp giúp công nhân vệ sinh và môi trường thu gom rác nhanh hơn, tiện dụng và sạch sẽ hơn.
Tất cả những ưu điểm trên đủ để chúng ta gạt qua vấn đề giá thành. Các loại thùng rác công nghiệp có thể tích nhỏ vừa phải, có thể sử dụng trong gia đình và khu dân cư có giá giao động từ 350.000đ đến 750.000đ, tuy nhiên tuổi thọ lên tới 10 năm nếu được bảo quản tốt. Vị chi số tiền mỗi năm gia đình bạn chi ra cho việc này tầm vài chục nghìn đồng, so với các dịch vụ khác, việc sở hữu một chiếc thùng rác cho gia đình là cực kì hợp lí và cần thiết.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thùng rác với nhiều kích thước, mẫu mã và mục đích sử dụng khác nhau, để được tư vấn và chọn cho mình một chiếc thùng rác vừa ý, liên hệ tới Công ty Xe nâng Đông Á hoặc sđt: 0858 335 789 (Mr.Quang), 0941 133 456 (Mr.Thành). Chúng tôi cam kết cung cấp sản phẩm chất lượng với giá thành rẻ nhất trong khu vực cùng nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn khác.